Giải pháp vô sinh hiếm muộn Era Group

1.5M ratings
277k ratings

See, that’s what the app is perfect for.

Sounds perfect Wahhhh, I don’t wanna

Bệnh thiếu máu ở trẻ em

image

Thiếu máu là tình trạng rất phổ biến ở trẻ. Thống kê cho thấy có có khoảng 222 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới bị thiếu máu, tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển là 51%, ở các nước phát triển là 12%. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 48,5% ở vùng đồng bằng miền Bắc. Theo điều tra của Viện dinh dưỡng Việt Nam, tỉ lệ trẻ bị thiếu máu của trẻ em Việt Nam từ 6 – 24 tháng tuổi lên đến 51,2%. Đặc biệt hàm lượng sắt trên bữa ăn mới chỉ đạt khoảng 30% – 50% nhu cầu của trẻ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở trẻ như thiếu máu do dinh dưỡng, thiếu máu do bệnh lý cơ quan tạo máu, thiếu máu do tan máu, chảy máu, … Trong đó thiếu máu dinh dưỡng (tức là thiếu các nguyên liệu cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, vitamin B12, acid folic, magie, kẽm, đồng, coban…) là nguyên nhân thường gặp nhất và thiếu máu thiếu sắt là phổ biến nhất.

https://eragroupvn.com/tre-thieu-mau-nen-an-gi-nhung-dieu-me-khong-the-khong-biet.html

Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

image

Ung thư tinh hoàn là loại ung thư ít gặp ở nam giới, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam, tuy nhiên lại là một trong những bệnh ác tính nhất ảnh hưởng đến nam giới trong độ tuổi 15 đến 35, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư có thể tiến triển di căn đến các bộ phận khác và gây nguy hiểm đến toàn cơ thể.

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là sự phát triển nhanh chóng và không kiểm soát của các nguyên bào hay tế bào mầm ở tinh hoàn. Có hai loại nguyên bào chính gây ung thư đó là các khối u tinh và không u tinh tế bào mầm. Các khối u tinh tế bào mầm có thể phát triển và lan rất chậm, đồng thời bị tác động bởi liệu pháp xạ trị, các khối không-u tinh tế bào mầm lại có khả năng phát triển và lan rộng nhanh hơn.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Loại ung thư này xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát – những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.

https://eragroupvn.com/ung-thu-tinh-hoan-nguyen-nhan-dau-hieu-va-cach-dieu-tri

ung thư tinh hoàn dấu hiệu ung thư tinh hoàn

Tìm hiểu nguyên nhân gây trẻ ăn dặm bị táo bón

image

Táo bón ở trẻ là tình trạng bệnh lý đường tiêu hóa rất hay gặp. Táo bón ở trẻ là sự giảm tần xuất bài tiết phân bình thường kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. Táo bón ở trẻ trong giai đoạn này là khi trẻ đi đại tiện ít hơn 1 lần 1 ngày hoặc ít hơn so với mức bình thường của trẻ kèm theo khó đi đại tiện, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài. Táo bón kéo dài là tình trạng táo bón xảy ra kéo dài trên 2 tuần.

Thông thường, trẻ trong giai đoạn ăn dặm bị táo bón lúc đi ngoài phân khô, rắn và cứng giống như đất sét, đồng thời phân tạo thành từng cục, rời rạc. Mỗi lần đi ngoài, mẹ hãy để ý nếu nhận thấy trẻ ưỡn người lên để rặn, mặt đỏ hơn, vã mồ hôi, thậm chí quấy khóc vì đau thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón. Các triệu chứng trên đây nếu xuất hiện trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng ất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Trẻ thường rất dễ bị xuống cân, phát triển chậm.

https://eragroupvn.com/tre-an-dam-bi-tao-bon-keo-dai-me-phai-lam-sao.html

Thực phẩm phòng chống ung thư tinh hoàn ở nam giới

image

Trà xanh

Tác dụng của trà đối với sức khỏe con người đã được biết đến trong hàng ngàn năm nay và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Trong trà chứa nhiều hàm lượng polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chúng ta không nên uống trà quá nhiều, đặc biệt là trà đặc và uống vào buổi tối sẽ gây mất ngủ và làm tăng nhịp tim.

Tỏi

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, sử dụng nhiều tỏi trong thực đơn hàng ngày cũng như các loại rau của thuộc họ allium như: hành, hẹ, tỏi tây… giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư trực tràng, ung thư vú, ung thư tinh hoàn…

Theo nghiên cứu, trong tỏi có chứa rất nhiều lưu huỳnh, acginin, oligosaccharide, flavonoid và selen… Ăn tỏi thường xuyên có khả năng ức chế hiệu quả sự phát triển của ung thư và tăng cường tái tạo ADN.

Các thành phần allyl sulfur hữu cơ trong tỏi được chứng minh là có khả năng ức chế hiệu quả sự tiến triển của các tế bào ung thư. Tác dụng này của tỏi không bị giới hạn ở mô cụ thể hoặc một chất sinh ung thư cụ thể. Giảm sự kích hoạt các chất gây ung thư là thuộc tính chính. Mặt khác, tỏi còn có cơ chế tạo ADN, dự phòng và kiểm soát tình trạng ung thư vú.

Đối với bệnh ung thư tinh hoàn, tỏi là một phương thuốc chống ung thư hiệu quả. Theo nghiên cứu, trong tỏi có chất chống oxy hóa giúp chống ung thư tinh hoàn ở nam giới. Nếu chúng ta sử dụng tỏi hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ phát sinh các khối u, hạn chế sự hình thành các gốc tự do.

https://eragroupvn.com/9-thuc-pham-phong-chong-ung-thu-tinh-hoan.html

Táo bón ở trẻ và triệu chứng nhận biết

image

Táo bón ở trẻ là sự giảm tần xuất bài tiết phân bình thường kèm theo khó và đau khi bài xuất phân do phân rắn hoặc quá to. Táo bón ở trẻ trong giai đoạn này là khi trẻ đi đại tiện ít hơn 1 lần 1 ngày hoặc ít hơn so với mức bình thường của trẻ kèm theo khó đi đại tiện, mất nhiều thời gian để tống xuất phân ra ngoài. Táo bón kéo dài là tình trạng táo bón xảy ra kéo dài trên 2 tuần.

https://eragroupvn.com/bo-sung-chat-xo-cho-tre-bi-tao-bon-dung-cach.html

trẻ bị táo bón bổ sung chất xơ cho trẻ bị táo bón

Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ

image

Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là khi trẻ đi ngoài phân lỏng hoặc toé nước trên 3 lần trong 24 giờ. Nếu tiêu chảy không quá 14 ngày gọi là tiêu chảy cấp. Nếu tiêu chảy trên 14 ngày gọi là tiêu chảy kéo dài.

Nguyên nhân gây tiêu chảy cho trẻ chủ yếu là vi khuẩn, virus như các chủng E.Coli, trực khuẩn Lỵ, Salmonella, phẩy khuẩn tả,… hoặc các loại kí sinh trùng như Entamoeba histolytica, Giardia lambia, Cryptosporidium,… và một số loại nấm. Con đường lây truyền trực tiếp qua thức ăn, nước uống không được vệ sinh và đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc khi trẻ chơi đùa tiếp xúc trực tiếp với tác nhân gây bệnh.

https://eragroupvn.com/5-sai-lam-khi-cham-soc-tre-bi-tieu-chay.html

Trẻ đi ngoài ra máu: Nguyên nhân và cách khắc phục

image

Hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu đỏ tươi ở trẻ em khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, có nguy hiểm không và cách xử lý như thế nào? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Trẻ em đi ngoài ra máu tươi thường do nguyên nhân ở hậu môn, trực tràng. Trẻ em đi ngoài ra máu đỏ tươi cuối bãi hoặc đầu bãi, thành vệt bao ngoài phân hoặc phân trộn lẫn với máu, trẻ đi đại tiện ra máu và chất nhầy. Tình trạng này thường gặp khi trẻ táo bón, đau bụng, có thể đi ngoài ra máu kèm sốt, tiêu chảy; khi trẻ đang dùng một loại thuốc nào đó hoặc có thể là triệu chứng của bệnh đường ruột, nhiễm vi khuẩn. Ở mức độ nhẹ, trẻ đi đại tiện ra máu số lượng ít và không thường xuyên, mẹ khó quan sát và phải dùng giấy thấm mới thấy rõ. Nếu ở mức độ năng, đi ngoải ra máu nhiều, thường xuyên và kèm các biểu hiện xanh xao, mệt mỏi. Vì vậy, khi thấy hiện tượng này, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

https://eragroupvn.com/tre-di-ngoai-ra-mau-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html

trẻ đi ngoài ra máu

Tại sao phải tẩy giun cho trẻ định kỳ?

image

Nhiễm giun sán có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ như:

Chán ăn, kém hấp thu

Giun ký sinh lâu ngày làm giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất cần thiết, khiến cơ thể thiếu hụt vitamin. Trẻ bị mất cảm giác thèm ăn, ăn mất ngon.

Giảm tình trạng dinh dưỡng

Giun ký sinh sẽ hút hết các chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu protein.

Kém phát triển thể chất, trí tuệ

Tình trạng dinh dưỡng kém, thiếu hụt do bị giun tàn phá trong thời gian dài khiến trẻ bị kém tăng trưởng về thể chất (sức khỏe yếu, thấp còi hơn bạn bè cùng trang lứa) và trí tuệ (không tập trung, học hành sa sút).

Tiềm ẩn nhiều bệnh nguy hiểm

Nhiễm giun nếu không được chữa sớm dễ dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng khác như: viêm ruột thừa, tắc và thủng ruột, rối loạn tim mạch khi nhiễm nhiều giun đũa; Nhiễm giun kim trong thời gian dài ở bé gái dễ dẫn đến tình trạng viêm âm đạo, viêm vòi trứng, nhiễm trùng tiểu.

https://eragroupvn.com/tay-giun-cho-tre-dung-cach.html

tẩy giun cho bé tẩy giun cho trẻ

Tình trạng dị ứng sữa ở trẻ

image

Dị ứng sữa là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với protein có trong sữa động vật hoặc thực vật. Mặc dù trẻ có thể bị dị ứng với bất kỳ thực phẩm nào, tuy nhiên sữa vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng ở trẻ. Dị ứng sữa bò là một trong những loại dị ứng sữa thường gặp nhất, ngoài ra trẻ cũng có thể bị dị ứng với sữa của các động vật có vú khác như sữa dê, sữa cừu,…

Cơ thể trẻ có thể bị dị ứng với một hoặc nhiều loại protein khác nhau, trong đó alpha protein S1-casein có trong sữa bò là tác nhân gây dị ứng phổ biến nhất. Trên thị trường hiện nay, phần lớn sữa công thức, sữa bột đều là sản phẩm của sữa bò. Vậy nên, tỷ lệ trẻ dị ứng sữa công thức, dị ứng sữa bột gia tăng cũng xuất phát từ nhu cầu sử dụng các chế phẩm làm từ sữa bò. Dị ứng với đạm sữa bò có tỷ lệ mắc phải cao nhất trong các loại dị ứng thức ăn mà trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ thường hay gặp, chúng xuất hiện ở khoảng 2 – 7,5% trẻ trong độ tuổi này.

Các dấu hiệu dị ứng sữa có thể xảy ra sau khi uống sữa vài phút đến vài giờ. Các triệu chứng có thể nhẹ nhàng như phát ban, hay nặng nề với các triệu chứng như khó thở, khò khè, nôn hay các rối loạn tiêu hóa khác, trầm trọng hơn cả là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng sữa, đe dọa tính mạng trẻ.

https://eragroupvn.com/di-ung-sua-o-tre-nho-me-phai-lam-sao.html

dị ứng sữa ở trẻ trẻ bị dị ứng sữa